Với những tiện ích vượt trội như tiết kiệm thời gian,ạđờishopfakehướngdẫnphânbiệthàngthậsamsung a14 công sức và được hưởng nhiều ưu đãi, việc mua hàng qua các nền tảng trực tuyến ngày càng phổ biến, thậm chí áp đảo phương thức mua bán trực tiếp truyền thống.
Tuy nhiên, việc không trực tiếp xem xét được sản phẩm khiến nhiều khách hàng ‘ôm cục tức’ vì những fanpage giả mạo các thương hiệu nổi tiếng, nhưng thực chất là ‘treo đầu dê bán thịt chó’.
Dù có kinh nghiệm bán hàng trực tuyến nhiều năm nhưng một phụ nữ ở quận 1, TP.HCM vẫn lỡ mua trúng hàng giả khi thấy trang Facebook này chạy quảng cáo kèm hình của các KOL và các khuyến mãi trùng với các đợt siêu sale trên sàn thương mại điện tử.
Dù có số lượt tương tác khá cao nhưng hầu hết các fanpage giả mạo này đều ẩn bình luận của khách hàng. Sau khi biết mình đã bị lừa, khách hàng nhắn tin cho người bán thì không nhận được phản hồi, thậm chí bị chặn.
Không chỉ trên Facebook, các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng có rất nhiều cửa hàng không uy tín, bán hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng thời nay có lẽ cần rất nhiều kỹ năng: Từ việc nhận định shop thật, shop giả mạo đến đọc đánh giá từ người dùng và phân biệt đâu là đánh giá thật, đâu là đánh giá ảo đến học cách nhận biết, so sánh chất lượng sản phẩm cũng như hiểu về quy trình, chính sách hoàn trả hàng của các sàn thương mại điện tử.