Hôm nay 24.10,ÚcgiúpViệtNamnângcaochấtlượngđàotạonhânlựcngàwe escape tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB-XH) cùng Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tổ chức diễn đàn quốc tế về giáo dục nghề nghiệp với chủ đề "Phát triển kỹ năng nhân lực ngành logistics và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên số". Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Aus4Skills.
Phát triển nguồn nhân lực là quan trọng hàng đầu để tăng trưởng logistics
Tại diễn đàn, ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH, cho biết tại Việt Nam, logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ kết nối và phát triển kinh tế.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14 - 16%/năm và quy mô 40 - 42 tỉ USD/năm, logistics hiện đang là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam. Các nhu cầu về cảng, kho bãi và giao nhận hàng hóa đang ngày càng tăng. Lĩnh vực này đang tiếp tục có những nhu cầu phát triển kỹ năng nguồn nhân lực, đặc biệt là để đáp ứng xu hướng số hóa.
Mục tiêu của Việt Nam đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15 - 20%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP.
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi lĩnh vực logistics của Việt Nam cần tiếp tục phát huy mọi khía cạnh của lĩnh vực, trong đó phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng hàng đầu. Vì vậy, sự hợp tác và hỗ trợ của Chính phủ Úc trong phát triển nguồn nhân lực với sự tập trung hỗ trợ hoàn thiện chính sách cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là sự giúp đỡ quý giá với Việt Nam.
Theo ông Andrew Goledzinoski, Đại sứ Úc tại Việt Nam, Úc có một hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói chung, đào tạo nghề logistics nói riêng rất phát triển. Trong khi đó, với một quốc gia có hệ thống cung ứng lớn như Việt Nam, việc phát triển kỹ năng lao động ngành logistics rất cần thiết.
Trong việc giúp đỡ Việt Nam phát triển giáo dục nghề nghiệp, Úc đã và đang tập trung vào ngành logistics, giúp Việt Nam đưa các doanh nghiệp, Chính phủ và các cơ sở giáo dục lại gần nhau nhằm giúp người học phát triển những kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp.
Nhân rộng mô hình phát triển kỹ năng nghề do doanh nghiệp dẫn dắt
TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết hiện tại Chính phủ Úc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ngành logistics thông qua Chương trình Aus4Skills.
Trong giai đoạn 1 (2017 - 2021), Chương trình Aus4Skills đã thí điểm ở Việt Nam một mô hình phát triển kỹ năng nghề do doanh nghiệp dẫn dắt có chất lượng cao, mang tính bền vững, bao trùm và có thể nhân rộng.
Chương trình đã hỗ trợ thành công việc thành lập Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics (LIRC) vào năm 2017, tạo nên sự liên kết giữa doanh nghiệp, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Chính phủ; giúp tăng chất lượng đào tạo của các trường nghề, đáp ứng phù hợp nhu cầu thị trường ngành logistics. Mô hình LIRC đang được nhân rộng ra phía bắc Việt Nam để trở thành một mô hình toàn quốc.
Theo ông Vũ Ninh, Chủ tịch LIRC, LIRC là một mô hình chưa từng có ở Việt Nam. Hội đồng này do doanh nghiệp dẫn dắt, giúp đưa ra những dự báo về kỹ năng nghề, cung cấp các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề và đóng góp vào việc xây dựng các khóa đào tạo mới cho giảng viên và học viên các trường nghề.
Bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định: "Sự kết nối và nắm bắt thông tin kịp thời của thị trường thông qua LIRC giúp các trường nghề thiết kế chương trình đào tạo cập nhật. Điều này giúp việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó thu hút người học tham gia các khóa học logistics nhiều hơn".
Ông Lưu Việt Hùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường cao đẳng Hàng hải 1, cho biết mô hình xây dựng kỹ năng do doanh nghiệp dẫn dắt đã đạt được những thành công trong việc trang bị cho người học những năng lực mà thị trường yêu cầu.
"Kể từ khi tham gia Chương trình Aus4Skills vào năm 2020, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn trong việc đào tạo giảng viên và thí điểm 2 mô-đun giảng dạy mới. Hầu hết các sinh viên tham gia khóa đào tạo thí điểm này đều được doanh nghiệp tiếp nhận ngay từ khi chưa tốt nghiệp. 100% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp với thu nhập cao. Việc áp dụng phương pháp đào tạo dựa trên năng lực thực hiện và đánh giá của dự án giúp tăng số lượng sinh viên đăng ký học một cách rất ấn tượng", ông Hùng nói.
Được biết, trước mong muốn của Chính phủ Việt Nam là tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia, Chương trình Aus4Skills giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tập trung đẩy mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đóng góp cho sự phát triển lâu dài của Việt Nam.